Chia sẻ cách bào chế viên hoàn dược liệu đơn giản

Viên hoàn là dạng viên tròn, nhỏ được sản xuất với số lượng lớn. Hiện nay, có rất nhiều cách bào chế viên hoàn dược liệu khác nhau. Tùy theo nhu cầu về sản xuất và yêu cầu việc sử dụng loại viên hoàn các đơn vị sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp. Để tìm hiểu kỹ hơn về cách bào chế viên hoàn hãy đọc bài viết dưới đây, Milan Nhập Khẩu  sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn được biết.

Có mấy loại viên hoàn dược liệu?

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại viên hoàn dược liệu được sử dụng phổ biến và có các bước bào chế đơn giản. Đó là:

Viên hoàn mềm

Loại viên hoàn này được bào chế dưới dạng thuốc mềm dẻo, hình cầu, đường kinh mỗi viên là 1 – 2 cm. Thành phần chủ yếu của thuốc là mật ong, mật mía hoặc mạch nha. Viên hoàn mềm được dùng khá thông dụng trong quá trình điều trị bệnh bằng y học cổ truyền.

Viên hoàn mềm được sử dụng để điều trị bệnh lý mãn tính, phải sử dụng thuốc trong thời gian dài. Công dụng chính của thuốc là phục hồi chức năng cho thận, tỳ, can, suy nhược cơ thể,…

Có 2 loại viên hoàn là viên hoàn cứng và viên hoàn mềm 

>>> Xem ngay: Máy làm viên hoàn tự động chất lượng.

Viên hoàn cứng

Đây là dạng thuốc trong Đông Y có dạng hình cầu rắn, kích thước to bằng hạt đậu xanh hoặc hơn. Viên hoàn ứng có ưu điểm là dễ bào chế và dễ bảo quản sử dụng. Thành phần của viên hoàn chủ yếu là bột thảo dược, cao thảo dược và có kết hợp thêm tá dược nhằm làm tăng tác dụng của thuốc và khiến người dùng dễ uống hơn.

Cách bào chế viên hoàn dược liệu

Hướng dẫn cách bào chế viên hoàn dược liệu gồm các bước sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

• Bột thuốc tán mịn

• Mật ong

• Một số thành phần quan trọng khác

• Nồi gia nhiệt có cánh khuấy (dành cho dung dịch đặc)

• Máy vo viên thuốc

• Dung cụ khác

Cách bào chế viên hoàn dược liệu đơn giản

>>> Xem ngay: Tủ sấy dược liệu.

Các bước bào chế viên hoàn dược luyện mềm

Cách bào chế viên hoàn dược liệu bao gồm bước cụ thể như sau:

• Luyện mật: Đổ mật ong vào nồi gia nhiệt, cài đặt thời gian và nhiệt độ đun. Nên để nhiệt độ thấp.

• Trộn bột thuốc với mật ong: Đổ bột thuốc vào nồi gia nhiệt cánh khuấy, nhào càng lâu càng tốt.

• Vê viên hoàn mềm: Nếu sử dụng phương pháp thủ công, vê viên hoàn sẽ được thực hiện bằng tay. Tuy nhiên, việc này sẽ tốn khá nhiều thời gian và tốn nhân công. Vì vậy, hiện nay các đơn vị đều sử dụng máy vê viên hoàn.

• Bảo quản viên hoàn: Viên hoàn sau khi bào chế được bọc bằng nilon, vỏ nhựa và phải bảo quản nơi thoáng mát hoặ d dể ngăn mát tủ lạnh.

Các bước bào chế viên hoàn cứng

Khi thực hiện bào chế viên hoàn cứng, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

• Làm khối viên dẻo: Tương tự như cách làm viên thuốc mềm như trên, tá dược lỏng và dược liệu có thể cho vào nồi cô cao đặc.

• Chia viên: Sau khi làm khối viên dẻo, dựa trên số lượng viên phải làm, chia khối thuốc thành từ phần nhỏ bằng nhau.

• Vo viên: Bỏ thuốc vào máy vo viên từ 60 – 100s là có thành phẩm viên hoàn như ý muốn. Công đoạn này không làm tốn quá nhiều công sức của bạn.

• Bảo quản: Thuốc viên hoàn sây xong để thật nguội rồi mới đóng vào chai lọ hoặc túi polyetylen để diệt khuẩn.

Bảo quản viên hoàn sau bào chế là bước làm quan trọng

Trên đây, bạn đã biết cách bào chế viên hoàn dược liệu đơn giản. Hiện nay, các công đoạn bào chế đều có thể sử dụng thiết bị máy nhằm gia tăng hiệu quả bào chế và đạt được kết quả như mong muốn.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét