Cách bảo quản cao dược liệu như thế nào?

Trong Đông y, người ta có thể chế biến động vật và thực vật thành cao thuốc bằng cách cô đặc hoặc sấy dịch chiết thu được với dung môi. Tuy nhiên, cách bảo quản cao dược liệu như thế nào để có thể sử dụng sản phẩm này trong thời gian dài? Chắc hẳn đây là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm hiện nay. Hiểu được điều đó, Milan Nhập Khẩu chia sẻ cho bạn thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

3 loại cao thuốc phổ biến hiện nay

Trong Đông Y, người ta có thể dùng động vật và thực vật để chế biến thành cao thuốc. Công dụng của mỗi loại cao là khác nhau nhưng về cơ bản sẽ có các loại cao sau:

• Cao lỏng: Đây là chất cao lỏng sánh, mang mùi vị đặc trưng của dược liệu được sử dụng để điều chế cao. Trong đó, 1ml cao lỏng sẽ tương ứng với 1 gam dược liệu được sử dụng làm cao thuốc.

• Cao đặc: Là khối cao đặc quánh với hà lượng dung môi dùng để chiết xuất trong cao không quá 20%.

• Cao khô: Là khối với đặc tính dễ hút ẩm. Độ ẩm của cao khô không vượt quá 5%.

Trên thị trường hiện có 3 loại cao dược liệu được dùng phổ biến

>>> Xem ngay: 3 cách bảo quản thuốc Đông Y đơn giản.

Cách bảo quản cao dược liệu

Cách bảo quản cao dược liệu như thế nào? Có rất nhiều cách để bảo quản cao dược liệu khác nhau, cụ thể như sau:

Độ ẩm

Tác nhân chính khiến cao dược liệu dễ bị mốc, hỏng đó là do độ ẩm trong không khí. Vì vậy, cách bảo quản cao dược liệu đó là nên bảo quản cao trong môi trường có độ ẩm chỉ dao động từ 60 – 65%. Trong trường độ ẩm quá cao sẽ tạo điều kiện cho sâu mọt, nấm mốc phát triển mạnh mẽ. Từ đó gây ảnh hưởng đến hoạt chất có trong dược liệu. Điều này sẽ khiến hiệu quả của cao dược liệu bị giảm đi nhanh chóng hoặc có thể phản tác dụng.

Cách bảo quản cao dược liệu như thế nào?

>>> Xem ngay: Viên hoàn là gì? Ưu điểm của viên hoàn.

Nhiệt độ thích hợp

Một trong cách bảo quản cao dược liệu đó là nên để cao dược liệu trong điều kiện môi trường chỉ khoảng 25 – 26 độ C. Nếu bảo quản trong nhiệt độ cao thì tinh dầu trong cao dược liệu sẽ bị bay hơn nhanh chóng. Ngược lại, nếu bảo quản trong điều kiện nhiệt độ quá thấp thì sẽ khiến cao bị cô đặc cứng rất khó sử dụng.

Vì vậy, để hạn chế tình trạng này xảy ra, bạn nên lưu trữ cao dược liệu trong phòng kho với nhiệt độ phù hợp, thoáng mát và sạch sẽ. Bạn có thể trang bị thêm hệ thống thông gió nếu cần thiết. Hơn nữa, bạn tuyệt đối không nên thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột. Việt thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến cho hiệu quả của cao dược giảm đi nhanh chóng.

>>> Xem ngay: Tủ sấy dược liệu.

Côn trùng, nấm mốc, vi khuẩn

Trong quá trình chế tạo, bạn khó có thể đảm bảo các loại côn trùng, vi khuẩn sẽ ký sinh vào cao dược liệu. Bạn cần phải tiến hành kiểm tra thật kỹ và xử lý để tránh xảy ra tình trạng cao dược bị hỏng, không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Có một vài loại vi khuẩn hay nấm mốc khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vì vậy, bạn nên sử dụng các loại máy chuyên dụng để đảm bảo vi khuẩn không thể ký sinh vào cao dược liệu. Đây là cách bảo quản cao dược liệu hiệu quả.


Đăng nhận xét

0 Nhận xét