Tìm hiểu mô hình trồng cây dược liệu quý dưới tán rừng

Để cung ứng thảo dược cho thị trường và đóng góp và sự phát triển của Y học cổ truyền, rất nhiều nơi đã bắt đầu mô hình trồng cây dược liệu quý. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu để thực hiện thì đừng bỏ qua những thông tin mà Milan Nhập Khẩu chia sẻ dưới đây. 

Tiềm năng phát triển mô hình trồng cây dược liệu quý 

Có thể bạn chưa biết, nước ta có nhiều lợi thế để phát triển mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng. Những tỉnh miền núi có diện tích rừng lớn với độ che phủ cao. Như vậy, khi trồng dược liệu sẽ được rừng bao bọc. 

Trồng cây dược liệu mang đến nhiều giá trị

Chưa dừng lại ở đó, đất đai và khí hậu ở những nơi này khá đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây khác nhau. Thay vì trồng rừng thì có thể tận dụng thêm để trồng xen kẽ các loại dược liệu để góp phần phát triển kinh tế và Y học. 

Những khu vực đang xây dựng mô hình trồng cây dược liệu quý

Năm 2018, Tuyên Quang đã bắt đầu đưa ra kế hoạch thực hiện trồng cây dược liệu dưới tán rừng. Theo thời gian, tỉnh đã áp dụng và dần nhận lại được kết quả như ý. Những loại cây dược liệu được trồng ở Tuyên Quang như: thảo quả, xạ đen, ba kích, thâm canh cây sa nhân,…

Không chỉ Tuyên Quang, Yên Bái cũng là tỉnh thực hiện mô hình trồng dược liệu quý này. Hiện ở tỉnh có hơn 600 cây thuốc thuộc 11 nhóm. Trong đó những loại cây dược liệu mang lại giá trị cao như tam thất vũ diệp, thổ phục linh, ba kích, nấm tỏa dương, quế,…Trong tương lai, Yên Bái dự kiến sẽ mở rộng hơn nữa các khu vực trồng dược liệu. 

Ngoài ra, Hà Giang cũng là tỉnh xác định phát triển mô hình trồng trọt này. Từ 2015, tỉnh đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ nhằm mở rộng quy mô trồng cây dược liệu quý để thúc  đẩy kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. 

Rất nhiều tỉnh vùng cao trồng cây dược liệu

Một số giải pháp để phát triển mô hình trồng cây dược liệu quý

Một số giải pháp để phát triển mô hình trồng cây dược liệu quý

Việc trồng cây dược liệu còn nhỏ lẻ mang tính tự phát. Chính vì thế, kết quả nhận được khi trồng trọt chưa được như ý. Dưới đây là một số giải pháp được đề xuất giúp thúc đẩy mô hình trồng dược liệu đạt hiệu quả tốt hơn. 

Khuyến khích doanh nghiệp kết hợp với cá nhân, hộ gia đình 

Để hạn chế tình trạng trồng trọt tự phát, các cơ quan có thể đưa ra chính sách khuyến khích sự kết hợp với doanh nghiệp. Như vậy, khi bắt tay vào trồng trọt, mọi thứ sẽ diễn ra suôn sẻ hơn. Đồng thời, chất lượng sản phẩm sẽ được đảm bảo khi thu hoạch. 

Hỗ trợ nguồn cây giống tốt và hướng dẫn các vấn đề liên quan

Để đảm bảo chất lượng dược liệu khi thu hoạch, mọi người nên chọn cây giống tốt không bị bệnh. Như vậy, quá trình sinh trưởng, phát triển đạt được kết quả tốt hơn. Đồng thời, người dần cũng cần phải được hướng dẫn, đào tạo những kiến thức liên quan để biết cách thực hiện mô hình trồng cây dược liệu.

Mọi người cần được hướng dẫn cách trồng dược liệu

Mọi người cần được hướng dẫn cách trồng dược liệu

Phổ biến kỹ thuật trồng trọt dược liệu

Để đảm bảo cây dược liệu phát triển tốt đòi hỏi mọi người phải nắm rõ bản chất của cây. Đồng thời, người trồng phải nắm rõ kỹ thuật cơ bản để đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt. 

Những địa bàn vùng cao thường có điều kiện sống không tốt nên thiếu nhân lực kỹ thuật cao. Trong khi đó, người dân địa phương thì lại không có chuyên môn trong việc trồng dược liệu. Vậy nên, các cơ quan, doanh nghiệp nên tìm kiếm giải pháp chiêu mộ nhân tài, nâng cao kỹ thuật giúp quá trình trồng trọt đạt hiệu quả tốt hơn.  

>> Tìm hiểu thêm:

Dược liệu là gì và những thông tin cần biết

Top 7 loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị kinh tế cao

Lời kết 

Trên đây là những thông tin chia sẻ về mô hình trồng cây dược liệu quý hiện nay. Hy vọng, mọi người sẽ có thêm kiến thức để thực hiện và đạt được kết quả như mong muốn. 



Đăng nhận xét

0 Nhận xét